Trùng Khánh: Lễ hội Thanh Minh xã Quang Trung và Lễ hội Cầu mùa xã Trung Phúc
Ngày 27/4 (tức ngày mùng 8/3 âm lịch), tại huyện Trùng Khánh xã Quang Trung tổ chức Lễ hội Thanh Minh. 

Lễ hội Thanh Minh xã Quang Trung được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của bà con nhân dân địa phương, cầu thần linh phù hộ cho người dân địa phương một năm làm ăn mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no hạnh phúc. Lễ hội còn là dịp để khơi dậy phát huy, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn,  thông qua các hoạt động giao lưu làn điệu dân ca hát si, hát lượn, các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia với khí thế sôi nổi.

Lễ hội không chỉ là điểm hẹn văn hóa của bà con trong vùng mà nhiều người đi làm ăn xa cũng trở về quê hương tham dự. Bởi vậy, người dân địa phương còn lưu truyền câu nói về ngày diễn ra lễ hội Thanh minh: "Hội chợ Háng Gả ra ngày 8, tháng 3/Mặc trời mưa, trời nắng cũng về".

Một số hình ảnh về Lễ hội:

anh tin bai

Lễ hội Thanh minh xã Quang Trung

anh tin bai

Các đại biểu tham dự lễ hội Thanh Minh xã Quang Trung

anh tin bai

Thi bắt vịt tại Lễ hội Thanh Minh xã Quang Trung

anh tin bai

Thi kéo co giữa các xóm

Cùng ngày xã Trung Phúc tổ chức Lễ hội Cầu mùa, thu hút đông đảo bà con và du khách đến tham gia trẩy hội.

Lễ hội Cầu Mùa xóm Ngưỡng Đồng (xã Trung Phúc) đã có từ rất lâu đời. Từ trong tín ngưỡng lao động, sản xuất, người dân trong vùng làm ăn khó khăn, mùa màng, vật nuôi kém phát triển. Vì vậy hai dòng họ: họ Đinh ở xóm Phía Phẳng và họ Nông ở xóm Pác Riêng đã bàn bạc thống nhất thắp hương cầu khấn “kinh thiên, kinh địa, kinh thần linh, tạ ơn đất trời, sông núi, quê hương, che trở cho con người sinh sống làm ăn", "cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà ấm no hạnh phúc”. Hai dòng họ đã chọn địa điểm nơi cầu khấn ở chân một ngọn núi độc lập (tên là Phía Rân) tạm dịch gọi là núi sơn thần để thắp hương thờ Thần Nông phù hộ, che trở cho muôn loài, vạn vật sinh sôi nảy nở, bình an và phát triển. Từ đó Lễ hội "Cầu Mùa” được hình thành, duy trì và lấy ngày Mão đầu tháng 03 âm lịch hàng năm là ngày tổ chức Lễ hội. Nơi đây hội tụ nhiều người từ các vùng lân cận về hội, cũng là nơi hẹn hò của tình yêu đôi lứa thông qua những câu hát như: Phong sư, hát lượn, hà lều... Đồng thời là nơi để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm làm ăn trong cày cấy, gieo trồng và những lời chúc sức khỏe trước khi bước vào một năm mới, một vụ mùa mới.

Lễ hội “Cầu Mùa” xã Trung Phúc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, mang nét đẹp văn hóa tâm linh riêng biệt của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã, Lễ hội là nơi gặp nhau, cùng nhau chia sẻ kinh nhiệm làm ăn trong nông nghiệp, qua đó đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương./.

Một số hình ảnh về Lễ hội:

anh tin bai

Lễ hội Cầu mùa xã Trung Phúc

anh tin bai

Các đại biểu tham dự Lễ hội Cầu mùa xã Trung Phúc

anh tin bai

Người dân trẩy hội cầu mùa xã Trung Phúc

anh tin bai

Ban Giám khảo chấm điểm các gian hàng ẩm thực tại Lễ hội Cầu mùa xã Trung Phúc

Văn Duy - Mạnh Quân

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập