Xã Khâm Thành

I. Thông tin chung:

 Địa chỉ Trụ sở UBND xã Khâm Thành: Xóm Nà Gọn- xã Khâm Thành- Huyện Trùng Khánh- CB;

Email: ubndkhamthanhtk@caobang.gov.vn

 * Danh sách các đồng chí lãnh đạo xã

Stt

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

1

Nông Thế Hưng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã

0166 656 8870

2

Hoàng Văn Chu

Phó bí thư Đảng ủy xã

0169 793 4658

3

Nông Thị Liên

Phó chủ tịch HĐND xã

0165 847 8619

4

Nông Văn Hiệp

Chủ tịch UBND xã

0168 360 1956

5

Hoàng Văn Tràng

Phó chủ tịch UBND xã

0169 562 3654

6

Nông Thị Tường

Chủ tịch UBMTTQ xã

0163 551 1874

II. Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã

1. Đặc điểm tự nhiên:

1.1. Vị trí địa lý       

Khâm Thành là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Trùng Khánh, là xã thuộc vùng trung tâm huyện có 3 tuyến đường liên xã đi qua địa bàn, trung tâm xã cách thị trấn huyện 3 km đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của xã và là cửa ngõ thông thương, giao lưu với các xã nhất là xã Ngọc Chung, Phong Nậm.

+ Phía Bắc giáp xã Phong Nậm, Ngọc Khê;

+ Phía Nam giáp thị trấn và xã Đình Minh;

+ Phía Đông và Nam giáp xã Phong Châu và Đình Minh;

+ Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Lăng Hiếu và Ngọc Chung.

1.2. Địa hình

Địa hình xã Khâm Thành bao gồm nhiều dãy núi đa vôi cao dốc, xen lẫn các dải đồi thấp tạo thành các thung lũng có những cánh đồng khá bằng phẳng. Các thung lũng này đang được sử dụng để trồng lúa và các cây lương thực nông sản khác. Địa hình xã chia làm 3 dạng:

Dạng 1: Địa hình núi đá dốc gồm các dãy núi cao phân bố chủ yếu ở phía Bắc, xen kẽ giữa các núi đá vôi có các thung lũng nhỏ đang được sử dụng để trồng cây lương thực;

Dạng 2: Địa hình núi đất, đồi thấp tập trung ở trung tâm xã và vùng Phia Gà, Chăm Che cùng một số đồi thấp độc lập giáp xã Lăng Hiếu và thị trấn đang được trồng rừng và trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả;

Dạng 3: Địa hình thung lũng bao gồm các dải đất chạy dọc theo các con sông suối đang sử dụng để canh tác lúa.

1.3. Khí hậu

Xã Khâm Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm có bốn mùa nhưng chỉ có hai mùa rõ rệt. Mùa nóng thường từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa rét chuyển dần từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 240C, thấp nhất 30C, cao nhất từ 380C – 390C. Sương mù thỉnh thoảng xuất hiện về mùa Đông, Xuân. Thỉnh thoảng có năm có sương muối, mưa đá nhưng lượng mưa không nhiều, nên mức độ thiệt hại  không lớn,

Nhìn chung khí hậu và thời tiết của xã Khâm Thành tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

1.4 Thủy văn

Khâm Thành có hệ thống sông suối phân bố khá đều nhưng có đặc điểm nhiều nước về mùa mưa và cạn nước về mùa khô ( tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Theo quan sát sơ bộ thì nguồn nước ngầm đều nằm nằm sâu so với nguồn nước mặt.

2. Tài nguyên

2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên xã 2.362,37 ha, trong đó đất nông nghiệp, lâm nghiệp là 2167,36  ha, chiếm 91,75%; Đất phi nông nghiệp là 179,82ha chiếm 7,60%; Đất chưa sử dụng là 15,19 ha, chiếm 0,65%. (Phụ biểu 1)

Diện tích đất đai của Khâm Thành khá lớn và phong phú, đa dạng về chủng loại, đất chuyên dùng với diện tích lớn nên có quỹ đất để xây dựng, dự phòng. Đất quy hoạch cho rừng phòng hộ chiếm: 95% đất lâm nghiệp bao gồm cả đất đồi núi chưa sử dụng là nguồn lực quý giá để xã phát triển lâm nghiệp.

2.2. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Khâm Thành là 1778,16 ha với đất rừng phòng hộ là 1609,13 ha (chiếm 95,05%), rừng sản xuất là 88,03ha (chiếm 4,95%) tuy nhiên chưa khai thác được.

Rừng trên địa bàn xã chủ yếu là rừng tái sinh, tiềm năng khai thác thấp (rừng nghèo). Hiện nay các loại lâm sản quý hiếm không còn, chủ yếu là một số loại gỗ tạp như sau sau, xoan, thông...

Bên cạnh đó, các loại lâm sản ngoài gỗ cũng ngày dần cạn kiệt, không còn các loại động vật quý hiếm.

2.3. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt khá dồi dào vào mùa mưa song mùa khô thiếu nước cho sản xuất vụ hè thu và nước tưới vụ đông xuân. Hệ thống kênh mương nằm rải rác ở các xóm cơ bản đủ tưới tiêu sản xuất lúa mùa.

Nguồn nước trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên có 3 xóm phu thuộc vào nước trời đó là Chăm Che, Bản Mới, Phia Gà.

2.4. Khoáng sản

Khâm Thành có mỏ quặng măng gan, diện tích khoảng 20 ha, tập trung ở khu vực Nà Num, Pác Chang và Nậm Sum. Ngoài ra trên địa bàn còn có lượng đá vôi phong phú có tiềm năng khai thác làm vật liệu xây dựng.

2.5. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn xã có 3 dân tộc Tày và Nùng, Kinh sinh sống, có phong tục tập quán riêng, đặc trưng đã tạo ra các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị văn hóa này cần được duy trì, bảo tồn và phát triển.

3. Nhân lực

 Tổng số nhân khẩu trên địa bàn xã là 1996 người gồm có 03 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Tày là 1596 người chiếm 80 % và dân tộc Nùng là 378 người, chiếm  19%  dân tộc Kinh chiếm 1,1%

Các dân tộc trên địa bàn phân bố tập trung tại 10 xóm trên địa bàn xã. Các dân tộc sống hòa thuận, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

Tổng số lao động trong độ tuổi là 1413 người chủ yếu là lao động nông nghiệp (chiếm 95,50%), chưa qua đào tạo do đó gặp khó khăn trong việc tiếp cận khoa học công nghệ, nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập.

Nhìn chung người dân trên địa bàn xã có tính cần cù chịu khó, đoàn kết một lòng tin tưởng vào chủ trương đường lối của Đảng, có tinh thần hiếu học, sẵn sàng tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong công cuộc xây dựng NTM.

4. Đánh giá tiềm năng của xã

4.1. Thuận lợi

Xã Khâm Thành  có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội như:

- Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có đường tỉnh lộ 213 và đường vành đai biên giới 109 đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp như trồng ngô, lúa, đỗ tương, thuốc lá, sắn... và chăn nuôi gia súc, gia cầm, là vùng có khả năng trồng cỏ để phát triển chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản.

- Là xã thuần nông, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp đang từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật trên diện rộng, các vùng sản xuất chuyên canh bước đầu đem lại hiệu quả  kinh tế khả quan.

- Có quỹ đất phù hợp cho phát triển trồng ngô, lúa và một số cây màu khác trở thành thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, xã Khâm Thành có điều kiện phù hợp về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển đàn đại gia súc.

- Cơ sở hạ tầng xã hội cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ, hệ thống các trường học cơ bản đầy đủ. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hiện nay một số chương trình dự án đang được đầu tư triển khai trên địa bàn xã, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội ở địa phương. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật dần dần được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, để đáp ứng được tiêu chí nông thôn mới cần tiếp tục được đầu tư hoàn thiện đồng bộ cả về chất lượng và số lượng.

- Có tài nguyên khoáng sản quặng man gan, có tài nguyên núi đá vôi phong phú dồi dào phục vụ cho khai thác vật liệu xây dựng.

4.2. Khó khăn

Bên cạnh những tiềm năng về phát triển kinh tế xã hội, xã Khâm Thành còn gặp rất nhiều khó khăn:

- Lực lượng lao động dồi dào tuy nhiên trình độ lao động còn nhiều hạn chế do đó gặp khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn tương đối rộng khắp và đầy đủ tuy nhiên đa số đã là đường bê tông nhưng lòng đường vẫn còn hẹp một số xóm vẫn là đường cấp phối, đường đất, người dân đi lại gặp nhiều khó khăn.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được quản lý và khai thác một cách hợp lý, ngày một cạn kiệt.

- Nguồn nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu là hệ thống nước tự chảy, phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thiên nhiên, một số xóm vẫn phụ thuộc vào nước trời do đó người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, thâm canh gối vụ…

- Trình độ sản xuất còn hạn chế, quy mô sản  xuất nhỏ lẻ, hình thức sản xuất chủ yếu vẫn là theo hướng cá thể do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường.

III. Định hướng phát triển

Xã Khâm Thành có diện tích đất lâm nghiệp lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tập trung chăn nuôi và phát triển thương mại- dịch vụ.

- Lễ hội, văn hóa truyền thống, nghệ thuật truyền thống

Nhân dân xã Khâm Thành ngoài đón tết Nguyên đán cổ truyền hàng năm còn có tết “ăn lúa mới” diễn ra vào đầu tháng 9 khi lúa mùa chín.

Trên địa bàn xã Khâm Thành không có danh lam thắng cảnh, khu di tích nổi tiếng.

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập