Hệ thống sông ngòi tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 5848
Với một đặc điểm tự nhiên đồi núi phong phú, đa dạng, chiếm hơn 90% diện tích của tỉnh, nên mạng lưới sông, suối, hồ tự nhiên khá nhiều, song phân bố không đều. Hệ thống các con sông chảy theo hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam. Lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, mùa mưa thì dòng chảy lớn, mùa cạn thì dòng chảy thấp. Gồm 3 hệ thống sông chính là: Bằng Giang, Quây Sơn, Sông Gâm, Bắc Vọng.
Với một đặc điểm tự nhiên đồi núi phong phú, đa dạng, chiếm hơn 90% diện tích của tỉnh, nên mạng lưới sông, suối, hồ tự nhiên khá nhiều, song phân bố không đều. Hệ thống các con sông chảy theo hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam. Lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, mùa mưa thì dòng chảy lớn, mùa cạn thì dòng chảy thấp. Gồm 3 hệ thống sông chính là: Bằng Giang, Quây Sơn, Sông Gâm, Bắc Vọng.

 

Hệ thống sông Bằng Giang gồm: Sông Bằng Giang, ngày xưa gọi là sông Mãng, có diện tích lưu vực là 3420,3km2, độ dài 113 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các huyện Hà Quảng, Hòa An, Thị xã, Phục Hòa rồi chảy qua Thủy Khẩu – Long Châu – Quảng Tây – Trung Quốc, đổ ra biển Bắc Hải – Trung Quốc. Có các phụ lưu: Sông Nguyên Bình, Sông Hiến, Sông Giẻ Rào (bắt nguồn từ huyện Thông Nông).
 
Hệ thống sông Gâm có diện tích lưu vực là 1876 km2, đoạn chảy qua Bảo Lạc, Bảo Lâm dài 55 km, bắt nguồn từ Vân Nam  - Trung Quốc, chảy vào huyện Bảo Lạc, xuống Bảo Lâm rồi xuống Hà Giang, Tuyên Quang trở thành phụ lưu của Sông Lô đổ vào Sông Hồng. Sông Gâm có hai dòng phụ lưu chính là sông Nho Quế và Sông Neo (có nơi gọi là sông Leo).
 
Hệ thống sông Bắc vọng có diện tích lưu vực là 1329 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài 77km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua các huyện Trà Lĩnh (Tả Lệnh), Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên chảy về phía Nam rồi đổ vào sông Bằng Giang qua Thủy Khẩu – Trung Quốc.
 
Hệ thống sông Quây Sơn có diện tích lưu vực là 2319 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài 76 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Đình Minh, Đình Phong, Phong Châu, Trí Viễn, Đàm Thủy của huyện Trùng Khánh, rồi chảy xuống xã Minh Long huyện Hạ Lang, chảy sang huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.
 
Hệ thống các con sông của Tỉnh Cao Bằng đều nhỏ, nhiều thác ghềnh, khả năng phát triển giao thông đường thủy hạn chế, song có khả năng phát triển thủy điện, là nguồn tài nguyên cung cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp rất dồi dào.
 
Về hệ thống ngòi, hồ ở Cao Bằng có hai hồ tự nhiên là hồ Đồng Mu, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc; hồ Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh. Ngoài ra còn có một số hồ nhân tạo như: Hồ Khuổi Lái, Nà Tấu, Phja Gào huyện Hòa An; hồ Trung Phúc, hồ Bản Viết ở huyện Trùng Khánh; hồ Thôm Luông ở huyện Nguyên Bình…
 
Hệ thống các con suối có hàng ngàn con, là phụ lưu của các hệ thống sông của tỉnh, phân bố dày đặc, là tài nguyên quý giá trong đời sống sản xuất của đồng bào các dân tộc ở các vùng thượng lưu, rẻo cao, biên giơi. Tuy nhiên dòng chảy nhỏ thấp, mùa khô có nhiều con suối bị cạn kiệt, mùa mưa lũ thì nước đổ về sối sả gây tác hại cho sản xuất và đời sống nhân dân. Chế độ thủy văn thất thường này luôn là sự quan tâm thường trực của các cấp, các ngành và nhân dân tỉnh Cao Bằng.





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1