Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Xã Đình Phong

I. Thông tin chung:

- Địa chỉ Trụ sở UBND xã Đình Phong: Xóm Đỏng Luông – Chi Choi, xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng;

- Email: ubnddinhphongtk@caobang.gov.vn

  

II. Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội của xã

1.1. Vị trí địa lý

Đình Phong là xã miền núi biên giới nằm ở phía bắc huyện Trùng Khánh có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp Trung Quốc.

- Phía Nam giáp xã Phong Châu.

- Phía Đông giáp xã Chí Viễn.

- Phía Tây giáp xã Ngọc Khê.

Xã cách trung tâm huyện lỵ Trùng Khánh 10 km, hệ thống giao thông có đường tỉnh lộ 213 đi ra cửa khẩu Pò Peo và hệ thống vành đường đai biên giới tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.2. Về địa hình

Địa hình của xã Đình Phong là xã vùng cao nên địa hình có độ dốc lớn, được chia làm hai khu vực: Khu vực núi đất có độ dốc không lớn có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, khu vực núi đá có độ dốc rất cao nên chỉ có thể khoanh nuôi tái sinh rừng, có cấu trúc thoải thấp dần từ bắc xuống nam có nhiều dãy núi đá vôi xen kẽ chạy dọc theo hướng đông bắc tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, có con sông Quây Sơn chảy qua giữa xã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

1.3. Về khí hậu – thủy văn

Khí hậu trên địa bàn xã Đình Phong mang đặc trưng khu vực miền núi phía bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 200C, trong đó cao nhất là 390C, thấp nhất là 90C, có thời điểm nhiệt độ xuống đến âm 30C.

Mùa đông lạnh và khô hanh, có gió mùa đông bắc, kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ bình quân từ 120C đến 170C. Mùa hè nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân từ 280C đến 390C.

Lượng mưa trung bình 1.665mm; độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82%.

 2. Tài nguyên

2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn là 3.274,5 ha trong đó đất nông nghiệp là 2.840,24 ha, chiếm 86,74%; đất phi nông nghiệp là 493,84 ha, chiếm 15,08% và đất chưa sử dụng là 40,42 ha, chiếm 1,23%.

Trên địa bàn xã có các loại đất chủ yếu sau:

- Nhóm đất phù sa có hai loại là đất phù sa không được bồi và đất phù sa ảnh hưởng Cac bon nát. Nhóm đất này chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 30%) được bố trí ở hai bên dọc theo bờ sông Quây Sơn, phù hợp cho việc phát triển các loại cây trồng như lúa, ngô, và các loại cây trồng hàng năm khác.

- Nhóm đất đồi có 4 loại: đất đỏ nâu trên đá vôi, đất nâu vàng trên đá vôi, đất nâu vàng trên phiến sét và đất dốc tụ trong thung lũng. Đây là loại đất chủ yếu trên địa bàn xã, chiếm 60%. Nhóm đất này phù hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, Lạc.

2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt chính của xã Đình Phong là sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua, có 03 ao hồ tự nhiên diện tích khoảng 2,8 ha, ngoài ra còn có các con suối nhỏ bắt nguồn từ các dãy núi cao đổ vào sông chính. Nhìn chung đây là nguồn nước chính, đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân trên địa bàn xã.

Nước ngầm trên địa bàn xã tương đối hạn chế. Việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm của nhân dân gặp nhiều khó khăn, do đó người dân chủ yếu dùng nguồn nước mặt làm nước sinh hoạt.

2.3. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng trên địa bàn xã là 1.949,46 ha, trong đó rừng sản xuất là 766,17 và rừng phòng hộ là 1.183,29 ha.

Nhìn chung rừng trên địa bàn xã chủ yếu là rừng tái sinh, rừng nghèo. Các loại lâm sản gỗ quý hiếm không còn, chủ yếu còn lại một số loại cây gỗ tạp như sâu sâu, thông, dẻ rừng....

Các loại lâm sản ngoài gỗ như cây thuốc, mật ong, dương sỉ còn nhưng tiềm năng khai thác thấp. Các loại động vật hoang dã như khỉ, chồn, cáo...còn rất ít.

2.4. Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã chủ yếu là quặng Măng gan nằm rải rác ở khu vực biên giới, trữ lượng tương đối thấp.

Ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thống các dãy núi đá, sông ... có tiềm năng lớn trong việc khai thác nguyên vật liệu xây dựng.

3. Nguồn nhân lực

Tổng dân số năm 2013 của xã là 3.294 khẩu. Trong đó lao động trong độ tuổi là 1.535 lao động, chiếm 46,6% dân số.

Toàn xã có 742 hộ phân bố tại 14 điểm dân cư (xóm)­. Gồm có 03 dân tộc cùng sinh sống là dân tộc Tày (chiếm 74,68%), dân tộc Nùng (chiếm 25,17%) và dân tộc Kinh (chiếm 0,15%).

Các dân tộc trên địa bàn sống hòa thuận, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

Lao động trên địa bàn dồi dào, tuy nhiên chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng chính (chiếm 91,86%).

4. Đánh giá tiềm năng của xã

4.1. Tiềm năng

Xã Đình Phong là xã vùng III biên giới đặc biệt khó khăn, tuy nhiên xã cũng có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội:

- Xã có vị trí địa lý khá thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội, giao lưu thương mại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng lân cận như xã Phong Châu, xã Chí Viễn, Ngọc Khê, Ngọc Côn. Đồng thời, có các chợ cách trung tâm xã khoảng chừng 8 - 10 km (như chợ huyện và chợ xã Ngọc Côn, chợ xã Chí Viễn).

- Hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt, giao thông đi lại thuận lợi kết nối với các xã trong huyện do đó thuận lợi cho việc thông thương của người dân trên địa bàn.

- Tỷ lệ đất nâu vàng trên phiến sét và đất dốc tụ trong thung lũng tương đối lớn, thuận lợi cho việc phát triển các cây lâm nghiệp, cây ăn quả,… Trong đó cây dẻ có tiềm năng phát triển là cây trồng hàng hoá chủ lực của địa phương.

- Diện tích đất công khá dồi dào khoảng trên 100ha, có tiềm năng phát triển chăn nuôi như: trâu, bò, gà đồi (gà thả vườn), dê núi …

- Điều kiện thời tiết, khí hậu trên địa bàn xã tương đối thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng vụ đông như rau…Ngoài ra trên địa bàn xã cũng có tiềm năng lớn để phát triển các vùng trồng cây nguyên liệu theo hướng tập trung như thuốc lá, sắn, mía, cây mạch ba góc (Mạch hoa) …

- Khoáng sản Mang gan trên địa bàn xã mặc dù trữ lượng không nhiều tuy nhiên đây cũng là nguồn tiềm năng lớn cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim.

4.2. Khó khăn

Bên cạnh những tiềm năng trong phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Người dân trên địa bàn xã còn rất nhiều khó khăn:

- Lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Diện tích đất nông nghiệp kha dồi dào, nhưng không chủ động được nguồn nước tưới tiêu, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên.

- Diện tích đất lâm nghiệp chiếm đa số tuy nhiên chủ yếu là rừng tái sinh, rừng nghèo. Tiềm năng và giá trị khai thác thấp.

- Hệ thống các công trình phục vụ sản xuất (công trình tưới thủy lợi, giao thông nội đồng, đường giao thông nông thôn phần lớn chưa được bê  tông hoá ) và phúc lợi công cộng (Trường học, Trạm xá, nhà văn hóa) chưa đầu tư hoàn thiện.

Đền chùa, miếu mạo:

Xã Đình Phong có đền Hoàng Lục nằm trên địa bàn xã, đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2004. Tuy nhiên cơ sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được đầu tư nâng cấp.

 LỄ HỘI ĐỀN HOÀNG LỤC XÃ ĐÌNH PHONG HUYỆN TRÙNG KHÁNH

Ngày 28/02 (âm lịch) hằng năm là ngày Lễ hội Đền Hoàng Lục ở  xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh. Nhân dân địa phương và du khách thập phương nô nức về  cầu may, cầu lộc và vui hội với những nét văn hoá độc đáo.

          Đền thờ Hoàng Lục là một di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh, được nhân dân xây dựng để tôn thờ vị thủ lĩnh Hoàng Lục là vị Tướng tài ba của người dân tộc tày đã có công lao to lớn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm phương bắc giữ vững biên cương của Tổ quốc. Theo sử sách kể lại ông Hoàng Lục sinh ngày 10 tháng 8 năm 1038 tại xã Lũng Đính thuộc Châu Thượng Lang nay là xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nối đời làm Tù trưởng với tinh thần thượng võ của gia đình, dòng tộc, khi 15 tuổi ông đã tinh thông binh pháp, am hiểu sử sách tính tình ôn hòa, nghiêm với mình với người, thường ngày ông kết giao với các hào trưởng, tộc trưởng khắp vùng như: Nùng Trí Cao, Lưu Kỷ, Tôn Đản... Năm 1075 trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Tống dưới thời Thái Úy Lý Thường Kiệt. Khi biết âm mưu nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước Đại Việt, nhận được tin mật báo của Thái Úy Lý Thường Kiệt. Tướng quân Hoàng Lục cùng các tộc trưởng như: Tôn Đản, Nùng Trí Cao trở thành bộ tướng dũng mánh của Lý Thường Kiệt tung hoành ngang dọc trên đất nhà Tống, đốt phá vây thành Ung Châu, phá hủy kho lương thực của giặc, chặn đánh quân giặc tại ải Côn Lôn chém được đầu tướng giặc, đại thắng trở về nước. Tướng Hoàng Lục được Lý Thường Kiệt  tin cậy và giao cho chấn giữ vùng Đông Bắc từ huyện Quảng Uyên, Bảo Lạc, Phục Hòa...Trong thời gian ông chấn giữ ông đã tiến hành lãnh đạo các quân sĩ chiến đấu với chiến lược chiến tranh du kích làm cho quân giặc tổn thất  không cầm cự được cuối cùng giặc Tống phải rút quân khỏi nước Đạt Việt. Với công lao đó ông được triều đình nhà Lý giao cho ông tiếp quản  và giải phóng các Châu như: Châu Tử Lang  gồm Thượng Lang và Hạ Lạng, Châu Tô Mộng thuộc vùng Thất Khê, Tràng Định, La Dương, Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Với những chiến công hiển hách bảo vệ Tổ Quốc giữ yên bờ cõi của ông, năm 1078 Hoàng Lục được triều đình nhà Lý phong hàm An Biên tướng quân, ông mất vào ngày 22 tháng 4 năm 1088. Để tỏ lòng nhớ ơn và tôn kính ông, năm 2004 UBND tỉnh Cao Bằng đã ra Quyết định công nhận đền Hoàng Lục là di tích lích sử văn hóa của tỉnh Cao Bằng. từ đó đến nay cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, lấy ngày 28/02 âm lịch hằng năm để tổ chức Lễ hội. Cứ vào ngày này hằng năm bà con nhân dân các xóm của xã Đình Phong nhà nhà đều có mâm xôi, thủ lợn hoặc thịt gà, các xóm đều làm một con Lợn quay đem đến thờ cúng tại đền Hoàng Lục. Sau lời khai mạc ôn lại lịch sử về lễ hội đền Hoàng Lục các vị đại biểu, nhân dân địa phương và du khách thập phương đã dâng hương, cầu cho “Quốc thái dân an”, “Nhân khang, vật thịnh”…, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phần hội diễn ra với các hoạt động như: Bóng chuyền, Kéo co, tung còn thu hút đông đảo bà con nhân dân và du khách tham gia, cổ vũ.

 Người dự hội quan tâm thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Không có tình trạng thắp hương tràn lan khiến khói hương nghi ngút trong chùa như những năm trước. Trật tự trị an được bảo đảm bảo, nhân dân trong khu vực và du khách thập phương nô nức kéo về đền để  cầu may, cầu lộc và vui hội ngày càng đông hơn.

III. Tổ chức bộ máy.

 
anh tin bai

Ông: Lương Đình Duy

Chức vụ: Bí thư Đảng ủy xã

Điện thoại: 0964448946

Email: duyld.tkh@caobang.gov.vn

 

 

 
anh tin bai

Ông: Hoàng Văn Hồng

Chức vụ: Phó bí thư Đảng ủy -Chủ tịch HĐND xã

Điện thoại: 0917864500

Email: honghv1.tkh@caobang.gov.vn

 

 

anh tin bai 

Ông: Hoàng Văn Thông

Chức vụ: Phó bí thư Đảng ủy -Chủ tịch UBND xã.

Điện thoại: 0382342380

Email: thonghv.tkh@caobang.gov.vn

 

 
anh tin bai

Ông: Nông Văn Quảng

Chức vụ: Phó chủ tịch HĐND xã

Điện thoại:0384970732

Email: quangnv.tkh@caobang.gov.vn

 

 

 

 
anh tin bai

Ông: Hoàng Văn Khánh

Chức vụ: Phó chủ tịch UBND xã.

Điện thoại: 0344132466

Email: khanhhv.tkh@caobang.gov.vn

 

 

 
anh tin bai

Ông: Hứa Văn Điền

Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND xã.

Điện thoại: 0982247348

Email: dienhv.tkh@caobang.gov.vn

 

 
anh tin bai

Bà: Nông Thị Lan

Chức vụ: Chủ tịch UBMTTQ xã.

Điện thoại: 0836296530

Email: lannt4.tkh@caobang.gov.vn

 

 
anh tin bai

Bà: Nông Thị Lan

Chức vụ: Chủ tịch Hội Nông dân xã.

Điện thoại: 0943049025

Email: lannt1.tkh@caobang.gov.vn

 
anh tin bai

Bà: Long Thị Phượng

Chức vụ: Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã.

Điện thoại: 03833689083

Email: phuonglt1.tkh@caobang.gov.vn

 

 
anh tin bai

Ông: Nông Minh Khôi

Chức vụ: Bí thư Đoàn Thanh niên xã

Điện thoại: 0329951102

Email: khoinm.tkh@caobang.gov.vn

 

 

 
anh tin bai

Ông: Lý Huy Diệp

Chức vụ: Chỉ huy trưởng Quân sự xã

Điện thoại: 0354129608

Email: dieplh.tkh@caobang.gov.vn

 

 
anh tin bai

Ông: Hoàng Văn Thớm

Chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy Ban MTTQ

Điện thoại: 0985902324

Email: thomhv.tkh@caobang.gov.vn

 

 
anh tin bai

Họ tên: Nông Khánh Giang

Chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy Ban MTTQ

Điện thoại: 0855207037

Email: giangnk.tkh@caobang.gov.vn